Cổ tích nhi đồng

Folk Tales for Children

Chim Bìm Bịp

Sự tích con chim Bìm Bịp

Ngày xưa có một vị sư già nhiều năm tu hành, ăn chay niệm Phật. Ngày ngày, nhà sư chăm lo làm việc thiện mong ngày đắc đạo được tới nước Phật.

Một đêm, trong khi nhà sư đang tụng niệm trước bàn thờ, đức Phật hiện ra trong hào-quang và phán:

“Ta là phật Tổ Như Lai. Ta đến chứng-giám lòng thành của con. Ngày mai con hãy lên đường về nước Phật. Con cứ hướng tây mà đi, cho đến khi gặp một ngọn núi cao với mây năm màu bao phủ ngọn núi. Đó là cửa vào nước Phật, ta sẽ đón con ở đó.”

Sáng hôm sau, nhà sư từ giã mọi người trong chùa và hăng hái lên đường. Nhà sư chỉ mang theo một cây gậy trúc, một cuốn kinh Phật và một chiếc mõ nhỏ.

Trèo đèo, vượt suối, nhà sư cứ hướng tây mà đi mong chóng gặp Phật Tổ. Khát thì có nước suối, đói thì có trái cây trong rừng.

Một hôm, nhà sư gặp một người đàn ông to lớn, bị thương nặng, nằm thoi thóp bên lề đường. Đến bên cạnh người này, ngài xé áo mình lau vết thương và dịu dàng hỏi:

“Con đau đớn lắm phải không? Con cần điều gì, ta sẵn sàng giúp con.”

“Con là một tên cướp đường khét tiếng vùng này. Con bị thương nặng trong chuyển cướp hôm qua. Đời con gây quá nhiều tội ác: cướp của, giết người. Có lẽ ngày đền tội đã đến. Con cảm thấy thần chết đã gần kề.”

Vị sư già an ủi:

“Ta sẽ cố gắng chữa lành cho con. Nhưng khổ một điều ở đây quá xa làng mạc, không biết tìm đâu ra thuốc.

Tên cướp gắng gượng đáp:

“Con cám ơn hòa thượng nhưng xin ngài chớ quá bận lòng. Con biết con sắp chết. Nhưng hòa thượng đi đâu mà qua chốn hoang vu này?”

“Ta trên đường tìm về nước Phật con ạ.”

Mắt tên cướp chợt sáng lên, miệng mỉm cười:

“Suốt đời con làm ác giờ đây con mong hòa thượng giúp con một việc. Ngài mang trái tim con đến dâng đức Phật để mong đức Phật xá tội cho con.

Tên cướp rút dao nhọn, tự rạch ngực, nhà sư không kịp can ngăn. Vị sư già chỉ còn nhìn thấy một trái tim thoi thóp trong một lồng ngực đầy máu.

Nhà sư vừa khóc, vừa dùng dao rạch lấy trái tim tên cướp. Ngài xé vạt áo, cần thận gói trái tim và treo vào đầu gậy trúc rồi tiếp tục lên đường.

Một ngày, hai ngày rồi ba ngày trôi qua. Trái tim bắt đầu xông mùi thối. Một mùi thối nặng nề gây nhức đầu, ói mửa. Nghĩ đến lòng thành ăn năn của tên cướp, nhà sư vẫn một lòng giữ trái tim nặng mùi kia để hoàn thành lời trối trăn cuối cùng của y.

Bảy ngày, rồi mười ngày trôi qua. Chân đã mỏi, sức đã kiệt, trái tim càng ngày càng nặng mùi thổi tha, đầy ròi bọ. Mùi thối làm nhà sư gần như nghẹt thở. Cuối cùng nhà sư đành vứt bỏ trái tim tên cướp bên lề đường.

Ít ngày sau nhà sư đến cửa nước Phật. Hai bên đường đầy hoa thơm cỏ lạ, trên cành cây nhiều loài chim đua hót líu lo.

Đức Phật hiện ra trong ánh sáng chói lọi, ngự trên một bông sen vàng thơm ngát.

Đức Phật phán:

“Ta đã chờ con ở đây từ lâu. Bây giờ là lúc ta thưởng công con và đưa con vào nước Phật. Nhưng con còn thiếu một vật mà ta mong đợi.”

Vị sư già quỳ xuống trước mặt Phật Như Lai: “Kính thưa đức Phật, ngoài tấm thân này, con còn có gì nữa đâu?

Phật Như Lai mỉm cười:

Trái tim ăn năn của tên cướp. Ta đã chấp nhận lòng thành của hắn. Nếu không có trái tim đó, con không thề vào nước Phật với ta.

Nói xong đức Phật biến mất. Vị sư già vội vã quay về đường cũ mong tìm lại được trái tim tên cướp.

Hết ngày này, qua ngày khác, nhà sư tìm từng lùm tre, bụi trúc, gốc cây, kẽ đá mà vẫn không thấy.

Cuối cùng nhà sư quá mệt mỏi và gục chết trong rừng sâu, biến thành một con chim có tên Bìm Bịp.

Loài chim Bìm Bịp, lông sắc nâu giống màu áo nâu sòng của các nhà sư thường mặc, thích ăn sâu bọ và thường tìm mồi trong các bụi gai góc. Có lẽ hồn nhà sư trong chim Bìm Bịp vẫn cố gắng đi tìm trái tim ăn năn của tên cướp, mong có ngày trở về nước Phật?

Story of the Bird Named “Bìm Bịp”

Long ago, there was an old Buddhist monk who had long lived in a Pagoda. He never ate anything except rice and vegetables to purify himself. All his life he avoided doing evil with the hope of entering Paradise.

One night, while he was praying, Buddha appeared with a bright halo before him and said:

“I am Buddha. I have recognized your good heart. Start to go to Paradise tomorrow. Keep going westward until you reach a high mountain covered with a five-colored cloud. That is the gate where I will wait for you.”

After saying goodbye to everybody in the Pagoda, the monk went eagerly on his way the next morning. A bamboo cane, a Bible, and a wooden fish were what he brought with him on this journey.

Leaving behind mountain after mountain, the monk continued on his way. The only food and drink for him were fruit and water he got in the forest.

One day he met a wounded man, lying nearly dead by the road. Coming near the man, the monk tore off his cloak to bandage his wound and gently asked:

“Are you in pain? I am ready to help you.”

The man replied: “I am a famous outlaw in this area. I was wounded while robbing last night. My last day is coming near because I have committed many crimes of robbery and murder in my life.”

To comfort him, the old monk said:

“I would try to cure your wound, but where can I find some drugs, when we are so far from villages.”

The outlaw answered in a weak whisper:

“Thank you, venerable one. Please don’t worry about me. But why are you passing through such a desolate place?”

“I am on my way to Paradise,” replied the monk.

The outlaw smiled. His eyes glowed with hope:

“I have committed many crimes, but I am asking you a favor. Please bring my heart to Buddha as my offering. He might forgive all my sins.”

Suddenly the outlaw took out the knife from his pocket and stabbed it deeply in his chest. It was too late for the monk to stop him. The monk saw a red heart in the outlaw’s chest.

The monk was crying as he picked up the heart. He tore off his cloak to wrap the heart in it and tied it to the bamboo cane. Then he continued hurriedly on his way.

After a few days, the heart started to produce an awful odor. But thinking of the outlaw’s sincerity and repentance, the monk still kept the spoiled heart to fulfill his promises.

Seven days and then ten days passed. The monk was tired of walking. Moreover he could not stand the bad smell. So he threw the heart by the road.

A few days later, the monk reached the gate of Paradise. There were many strange and beautiful flowers on both sides of the road. Birds sang on the trees.

Buddha appeared on a yellow lotus with a bright halo around his head and fragrance in the air.

The Buddha said:

“I have been waiting for you. It is about time I lead you to Paradise, but you forgot one thing I am expecting.”

The old monk threw himself on the ground and prayed: “Oh, my Lord, what do I have besides this poor body?”

The Buddha smiled:

“Where is the heart of the outlaw? I have accepted his repentance. You cannot enter Paradise without that heart.”

The Buddha disappeared. The poor old monk hurriedly went back to the road with the hope of finding the outlaw’s heart.

Day after day he tried to look everywhere for the heart, but it was no use.

Finally the monk died of exhaustion and became a bird named “Bìm Bịp.”

These birds have brown feathers like the color of the gowns that Buddhist monks are now generally wearing. These birds usually live around bushes. Probably the spirit of the poor monk still looks for the outlaw’s heart with the hope of entering Paradise someday.

Lưu Bình – Dương Lễ

Lưu Bình – Dương Lễ

Ngày xưa có hai người học trò chơi rất thân với nhau. Một người tên là Lưu Bình, gia đình giàu có, còn người kia tên là Dương Lễ gia đình nghèo khó.

Lưu Bình bèn mời bạn đến ở chung để giúp đỡ cho bạn ăn học. Vì biết phận nhà nghèo nên Dương Lễ đã cố gắng học hành chăm chỉ. Trong khi đó nghĩ mình giàu có Lưu Bình chỉ ăn chơi, lười biếng không chịu học hành gì cả.

Khi đến kỳ thi quả nhiên Dương Lễ đậu, còn Lưu Bình bị rớt. Sau đó Dương Lễ được lên Kinh Đô làm quan, sống cuộc đời sung sướng.

Còn Lưu Bình vẫn quen thói ăn chơi phung phí nên chẳng bao lâu đã tiêu hết tài sản mà vẫn chưa đỗ đạt gì. Lúc hết tiền mới nhớ đến người bạn thiết ngày xưa nay đang làm quan, Lưu Bình bèn lặn lội lên Kinh Đô tìm đến nhà quan Dương Lễ xin giúp đỡ.

Biết tính bạn, nếu cứ giúp đỡ bạn sẽ lười biếng nên Dương Lễ làm bộ lạnh nhạt và lớn tiếng mắng nhiếc:

“Anh không phải là bạn tôi. Bạn tôi toàn là người giàu có, quan quyền chớ không phải nghèo nàn dốt nát như anh!”

Sau đó ông ta gọi:

“Quân đâu! Hãy cho người này miếng cơm nguội trộn chút muối và đuổi nó ra khỏi nơi này cho ta!”

Quá tủi nhục, cho rằng bạn đã vì vinh hoa phú quí mà quên hết tình cũ nghĩa xưa nên Lưu Bình buồn bã trở về quê nhà với ý chí quyết tâm học hành để có ngày trả mối nhục này.

Trong khi đó Dương Lễ đã sai người vợ thứ ba là nàng Châu Long giả làm cô gái bán tơ, đến làm quen Lưu Bình rồi xin ở chung để buôn bán lấy tiền nuôi chàng ăn học, nàng còn hứa khi nào chàng đỗ đạt sẽ cùng chàng nên duyên tơ tóc.

Lưu Bình được sự khuyến khích của Châu Long với hy vọng được lấy nàng làm vợ nên đã ngày đêm cố gắng học hành. Quả nhiên chẳng bao lâu khi kỳ thi đến chàng đã thi đậu. Chàng quá sung sướng vội chạy về báo tin cho nàng Châu Long hay nhưng tới nhà thì nàng đã đi mất.

Sau đó Lưu Bình cũng được mời làm quan. Tuy vậy Lưu Bình vẫn không quên được mối thù xưa chàng bèn đến nhà Dương Lễ để rửa hận.

Khi Lưu Bình đến nơi Dương Lễ đã thay đổi hẳn thái đội lần này chàng đã vui vẻ đón tiếp Lưu Bình rồi mặc cho bạn tha hồ mắng nhiếc.

Chờ cho bạn hả giận, Dương Lễ mới gọi nàng Châu Long ra chào bạn và giới thiệu đó là vợ mình.

Lúc đó Lưu Bình mới hiểu rằng chính bạn mình đã giúp đỡ để mình cố gắng học hành. Hai người bèn ôm lấy nhau vì sung sướng.

Lưu Bình – Dương Lễ

Long ago there were two very close friends. One, named Lưu Bình, came from a wealthy family; the other, named Dương Lễ, came from a poor family.

Knowing that Dương Lễ did not have enough money to study, Lưu Bình kindly invited him to come and live with him to help him. Conscious of his poverty, Dương Lễ was hardworking and industrious while Lưu Bình, satisfied with his wealth, was wasteful and lazy.

As expected, when the final examination arrived Lưu Bình failed while Dương Lễ succeeded. He then became a high-ranking official and lived comfortably in a big house in the capital.

Lưu Bình went on with his idle, wasteful and extravagant way of life. Soon he had squandered all his fortune and was still not graduated. Reduced to bare poverty, Lưu Bình then remembered his old friend, now a high ranking official. So he made the trip to the capital and called at Dương Lễ’s to ask for help.

Dương Lễ pretended to be cold and indifferent because he knew his friend too well. If he helped him at once, he would be always lazy.

“You’re not my friend. All my friends are rich and important people, not poor and ignorant like you,” he shouted at Lưu Bình contemptuously.

He then called:

“Guards! See the man out. Give him some leftover rice and salt!”

Ashamed and disappointed to see that his friend was now too proud to remember their lifelong friendship, Lưu Bình sadly returned to his village, determined to study hard so that he would one day erase this shame.

In the meantime Dương Lễ told his beautiful third wife, Châu Long, to dress as a girl selling silk, go to Lưu Bình’s village, get acquainted with Lưu Bình and then propose to stay with him. She would be selling silk and supporting him while he was studying. She also promised that they would become husband and wife once he successfully completed his studies.

Encouraged by that promise, Lưu Bình studied hard day and night. It was not long before the examination came round and Lưu Bình passed it. As soon as he heard the result he hurried home to share the good news with Châu Long only to find that she had disappeared.

Later on Lưu Bình, too, was invited to serve as a high ranking official. But he did not forget the shame Dương Lễ had caused him in the past. So he went to Dương Lễ’s to seek revenge.

Dương Lễ treated him completely differently when he arrived. This time he greeted him with open arms. He did not mind his friend’s harsh words.

Patiently waiting for his friend to calm down, Dương Lễ then called his wife Châu Long out to introduce her to his friend.

Only then did Lưu Bình realize that Dương Lễ, a true friend, had really helped him complete his studies. Both friends ran to each other and hugged each other tightly.

Thiếu phụ Nam Xương

Thiếu phụ Nam Xương

Dưới thời vua Lê Thánh Tôn tại một làng ở huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam, có đôi vợ chồng trẻ họ Trương vừa mới có một đứa con đầu lòng. Gặp lúc nước nhà trong cơn binh biến, tất cả trai tráng đều lên đường cứu nước, trong đó có cả chàng Trương. Lúc chàng ra đi thì đứa bé hãy còn thơ dại.

Nơi quê nhà hằng ngày vợ chàng lo buôn bán tảo tần để nuôi con chờ ngày chồng trở về.

Một hôm trời giông bão sấm sét, đứa bé sợ quá khóc, người mẹ dỗ mãi con cũng không nín, nàng mới thắp cây đèn dầu lên, chỉ bóng mình in trên vách và nói:

“Đây, cha con đã về, con đừng sợ nữa, hãy ngủ đi.”

Đứa bé tin thật nín khóc và lúc đó mới chịu ngủ.

Rồi từ đó theo thói quen cứ mỗi lần mẹ cậu thắp đèn lên thì cậu lại chỉ ngay bóng mẹ trên vách mà reo lên:

“A, cha con đã về, cha con đã về!”

Sau một thời gian tạm yên giặc giã, chàng được trở về quê cũ thăm lại vợ con, lúc chàng về đến nhà thì vợ chàng đi vắng, chàng chỉ thấy đứa bé đang chạy chơi thì nghĩ ngay rằng đó là con mình, chàng đến ôm nó và nói:

“Cha là cha của con đây!”

Đứa bé xô chàng ra và nói:

“Cha tôi đâu phải là ông, cha tôi đêm tối mới về.

Nghe con nói vậy chàng đem lòng nghi ngờ lòng chung thủy của vợ mình bấy lâu nay.

Đến khi vợ chàng Trương về, thấy chồng nàng mừng quá chạy lại hỏi han thì bị chồng thờ ơ lạnh nhạt.

Nàng còn đang tự hỏi vì sao chồng mình lại đối xử với mình như vậy, trong khi mình vẫn một mực thương yêu và kính trọng chồng, thì người chồng thốt lên:

“Tôi đâu còn là chồng của bà nữa!

Người vợ chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra, nàng cố giải thích thế nào chồng cũng không nghe.

Buồn quá nàng mới ra giòng sông lao mình xuống tự tử chết để minh oan cho lòng chung thủy của mình.

Sau khi vợ chết chàng Trương phải chịu cảnh gà trống nuôi con. Đêm về chàng lấy đèn ra thắp lên, đèn vừa sáng, bóng chàng cũng vừa hiện trên vách thì đứa bé mừng rỡ kêu lên:

“A, đây cha tôi đã về, cha tôi đã về!”

Lúc ấy chàng Trương mới hiểu nỗi oan của vợ thì đã quá muộn.

Người trong làng nghe truyện này cảm thương cho nỗi oan của người thiếu phụ nên đã lập miếu thờ nàng ở bên giòng sông. Miếu ấy gọi là “Miếu Vợ Chàng Trương.”

The Lady of Nam Xương

Under Lê Thánh Tôn’s reign there lived a young couple named Trương, with their little baby in Nam Xương village, Hà Nam Province. When the country was at war, all the young men had to defend the country and Trương was no exception. He left his house when his son was still a little child.

Living alone with her young child, Trương’s wife had to work hard to raise her son while waiting for her husband’s return.

One stormy night, the little boy was frightened by thunder and lightning. He cried and cried, and would not stop despite his mother’s soothing words. She then lit an oil lamp, pointed to a shadow on the wall and gently said:

“Look! Daddy’s back. Don’t be afraid any longer, sleep my baby, sleep.”

The little boy believed his mother, stopped crying, and went to sleep.

After that, every time his mother lit the oil lamp he naturally pointed to her shadow on the wall and cried out:

“Look! Daddy’s back! Daddy’s back!”

When the war was over, Trương was allowed to return to his village and visit his family. When he came home, his wife was out. He only saw his son playing. Recognizing his little boy, he ran to him, hugged him in his arms and said:

“I’m your daddy.”

But the boy was startled. He pushed him away and said:

“No, you’re not my daddy. My daddy only comes home at night.”

Upon hearing these words, he began to suspect his wife’s faithfulness and loyalty to him.”

When his wife returned, she was very happy to find her husband back. She asked him all sorts of questions, but only found him cold and indifferent.

As she began to wonder why her husband had treated her this way while she still loved and respected him deeply, he suddenly cried out:

“I’m not your husband any more, am I?”

Puzzled and not knowing what was happening, she tried to explain to her husband, but without success.

In despair, she went to a stream nearby and jumped into the water. It was the only way she could prove her innocence to her husband.

After his wife’s death, Trương had to take care of his son. At nightfall, he lit the oil lamp. As soon as his shadow appeared on the wall, the little boy cried happily:

“Look! My daddy’s back! My daddy’s back!”

Only then did Trương realize his wife’s innocence. But it was too late!

When people of the village heard the story, they felt sorry for the innocent wife and set up an altar by the river where she had drowned herself. They named the altar after the wife.

Vị vua nhân từ

Vị vua nhân từ

Trong đời nhà Trần, Trần Nhân Tôn nổi tiếng là một vị vua rất thương yêu dân. Nhờ đức độ của ngài mà dân chúng được sống yên ổn trong cảnh thanh bình hoan lạc.

Vào những năm được mùa, vua truyền quân sĩ dự trữ lúa gạo thặng dư vào kho.

Gặp những năm hạn hán, bão lụt, vua lại truyền cho quân sĩ xuất kho để phân phát cho dân chúng. Nhờ vậy mà dân chúng tránh khỏi cảnh đói kém trong những năm mất mùa.

Vua Trần Nhân Tôn thường nói:

“Dân khổ là ta khổ. Dân sướng là ta sướng.”

Ngoài việc triều chính, nhà vua cũng hay giả dạng thường dân để ra khỏi hoàng thành thăm dân chúng.

Ngài nói:

“Ta phải đi thăm dân mới biết rõ dân chúng đang sống sướng khổ như thế nào.”

Nhờ sự cai trị nhân đức và sáng suốt của ngài mà dân chúng tránh được những cảnh thiếu thốn và bất công.

Năm ấy, vào tiết trời mùa đông. Gió bấc lạnh cắt da từ phương Bắc thổi mạnh. Vua Trần Nhân Tôn cùng các quan quân giá lâm ra khỏi hoàng cung. Khi chiếc xe song mã đi khỏi cung điện hơn mười dặm, vua nhìn thấy một ông lão nằm quị bên đường. Ngài truyền quân sĩ dừng kiệu.

Đức vua bước xuống xe và tiến gần ông lão. Nhìn gương mặt tái xanh và mỗi ông lão đang run bần bật, đức vua vội cởi áo long bào của mình để đắp lên người ông lão.

Đoạn, ngài quay lại mà bảo các quan rằng:

“Qua chiếc long bào này ta còn cảm thấy lạnh, huống chi ông lão này chỉ mặc chiếc áo mỏng rách. Thật ta có lỗi, cai trị dân chưa được vẹn toàn.”

Rồi ngài ra lệnh cho quân sĩ:

“Các ngươi hãy đem ông lão này về cung. Cho ăn uống và ban phát quần áo.”

Về đến cung điện, đức vua buồn bã vì tự cảm thấy mình thiếu sót bồn phận với dân chúng. Ngài truyền sai quân sĩ mở kho để phân phát quần áo và lúa gạo cho dân chúng.

Nhờ sự cai trị sáng suốt và nhân đức của vua Trần Nhân Tôn, dân chúng thời ấy sống được một đời thái bình, an lạc.

Cho đến ngày nay, người ta còn nhắc đến tên Trần Nhân Tôn và gọi là Ông Vua Nhân Từ.

A Benevolent King

Trần Nhân Tôn, a king of the Trần Dynasty, was famous for his love of his people. It was because of his kindness that people could enjoy a secure and happy life.

In the years of plentiful crops, the king ordered his soldiers to store the extra quantity of rice.

In the years of drought or flood, the king ordered his soldiers to take the supply from the storehouse for public use. It was thanks to his foresight that the nation did not suffer from want of food.

King Trần Nhân Tôn would say:

“I suffer when my people suffer. I rejoice when my people rejoice.”

Besides his administrative affairs, the king would disguise himself as a common person and get out of his imperial city to visit his people.

He said:

“I’ve got to go and visit my people in order to understand their standard of living.”

It was because of the king’s kindness and wise administration that his people could enjoy abundance and justice.

One year on a cold winter day, in a chilly north wind, King Trần Nhân Tôn went out of his palace together with his royal escort. When his two-horse chariot was about ten miles from the palace, he saw an old man lying by the roadside. He ordered his guards to stop the chariot.

He got out of the chariot and approached the old man. Watching the trembling old man with a pale complexion, the king hurriedly took off his own royal cloak and covered him with it.

He then turned to his escort, saying:

“With this cloak on my back, I still feel cold. How much more this old man with only thin and threadbare clothes! I feel guilty. I am certainly to be blamed for not doing my duty toward my people.”

Then he ordered:

“Take this old man to my palace to give him good food and warm clothes.”

The king came back to the palace and felt guilty for not fulfilling his duty toward his people. He then ordered a generous distribution of food and clothes from the storehouse to the public.

Thanks to King Trần Nhân Tôn’s benevolence and wise administration, his people did enjoy a period of peace and prosperity.

Until now, people still remember the name of Trần Nhân Tôn and call him “A Benevolent King.”

Ba anh em nhà họ Nguyễn

Ba anh em nhà họ Nguyễn

Ngày xưa, trong một làng nọ có ba anh em nhà họ Nguyễn. Cha mẹ bị mất sớm để lại cho ba người một gia tài thật đồ sộ. Từ ngày cha mẹ qua đời, ba anh em sống với nhau thật hòa thuận và rất mực thương yêu nhau.

Thời gian thấm thoát trôi nhanh. Ba anh em lần lượt lập gia đình với những cô thôn nữ trong làng.

Khi về sống chung với nhau, vợ của hai người em vì tham lam nên lo sợ người anh cả sẽ chiếm đoạt gia tài.

Hai người cứ luôn xúi chồng mình chia gia tài để ra sống riêng.

Dần dà, hai người em bị xuôi lòng đem chuyện chia gia tài để thưa với người anh cả. Người anh cả rất buồn rầu và nhắc lại lời cha mẹ trăn trối:

“Trước khi chết, cha mẹ có căn dặn chúng ta rằng anh em ta phải thương yêu đùm bọc lấy nhau. Cha mẹ không bao giờ muốn chúng ta phải xa nhau.”

Hai người em vâng lời anh cả. Nhưng vợ của hai người em cứ buồn rầu. Họ cứ mãi nài nỉ chồng để được chia gia tài. Hai người em rất buồn nhưng không biết xử thế nào.

Người ảnh cả thấy các em mình không được hạnh phúc thì cũng không đành lòng.

Cho đến một hôm, người anh cả gọi các em lại mà bảo rằng:

“Này hai em, anh không đành lòng thấy hai em không hạnh phúc. Hôm nay, anh quyết định chia gia tài của cha mẹ để lại ra đồng đều làm ba phần.”

Mãi đến chiều, công việc chia gia tài mới xong. Người anh cả chợt nhìn thấy cây sung ngoài ngõ và bảo với hai người em rằng:

“Anh cũng sẽ chia cây sung này cho hai em. Ngày mai anh sẽ xẻ nó ra làm ba phần.”

Sáng hôm sau, ba anh em sửa soạn đến chặt cây sung. Ba người rất ngạc nhiên khi thấy cây sung trở nên khô héo.

Người anh cả quay lại bảo các em:

“Các em thấy không, cây sung là vật vô tri, vô giác. Nó nghe ngày hôm nay anh em mình sẽ xẻ nó ra, nó cũng buồn rầu đến nỗi khô héo. Huống chi, chúng ta là loài người, lại là anh em một nhà, hôm nay vì gia tài mà phải chia lìa tình ruột thịt.”

Nghe anh cả giãi bày, vợ chồng hai người em trở nên hối hận. Họ bỏ ngay ý định chia gia tài để ra ở riêng.

Từ đó, ba anh em trở lại hòa thuận chung sống với nhau. Họ càng thương yêu nhau hơn trước.

Cây sung ngoài ngõ cũng trở lại xanh tươi như muốn cùng chia xẻ tình huynh đệ khắn khít của ba anh em nhà họ Nguyễn.

The Three Brothers of the Nguyễn Family

A long time ago, the three brothers of the Nguyễn family lived together in a village. Their parents died young leaving behind a rich inheritance. After their parents’ death, the three brothers continued living together in peace and mutual love.

Time passed so quickly. One after the other the three brothers married young girls in the village.

While living together, the wives of the two younger brothers, greedy by nature, feared the eldest one would take the whole inheritance.

They continually urged their husbands to divide the inheritance and live a separate life.

The two younger brothers were gradually convinced. They brought up the problem of dividing their inheritance before the eldest brother. The latter became very sad. He reminded them of their parents’ last words:

“Before closing their eyes, our parents advised us to love and protect one another. Our parents never wanted us to live far from one another.”

The two men followed their eldest brother’s advice. But their wives remained sad. They persistently begged their husbands to divide the inheritance. The two brothers were very sad, but they did not know which way to turn.

Finding that his two brothers were not happy, the eldest brother felt uneasy.

One day, he summoned his two younger brothers and said:

“Dear brothers, your happiness is my primary concern. Today, I decided to divide our inheritance into three equal parts.”

The division of the inheritance took up the whole day. That evening, the eldest brother saw a sycamore tree at the gate and said:

“I am going to divide this tree too. I will cut it into three sections tomorrow.”

The next morning, when the three of them came to the sycamore tree, to their surprise, they found that the tree had become withered.

The eldest brother turned to the two others, saying:

“Although the sycamore tree is an inanimate thing, it withers from sadness, knowing that we are going to cut it into pieces. What about us? We are people, and people of the same blood. Don’t you realize that today we must separate just because of the problems of the inheritance?”

Upon hearing these words, the two young couples felt guilty and never again thought of dividing the inheritance to live a separate life.

The three brothers lived in harmony again under the same roof. They loved one another more intensely than before.

And the sycamore tree at the gate turned green again as if it wished to share the warm brotherhood of the three young men of the Nguyễn family.

Cha nào con nấy

Cha nào con nấy

Ngày xưa, trong vùng nọ có một ông phú hộ rất giàu có. Ông phú hộ cũng rất khét tiếng là keo kiệt.

Thân sinh ông phú hộ đã ngoài chín mươi tuổi cũng sống với ông phú hộ. Ông phú hộ thường hay phàn nàn vì phải phục dịch cho cha.

Khi ăn, cha ông phú hộ vì quá già nên chân tay hay bị run lầy bầy mà đánh bề các chén bát.

Ông phú hộ vì tiếc chén bát, nên nói với cha:

“Cha đã già rồi, ăn chén bát nặng lắm. Để con kiếm cho cha thứ khác dễ ăn hơn.”

Sau đó ông phú hộ sai đầy tớ lấy gáo dừa làm chén cho cha ông ăn cơm. Ông rất hài lòng vì từ đó cha ông không còn làm bề chén bát nữa.

Dầu vậy ông phú hộ vẫn chưa vừa ý. Ông thường nghĩ: “Cha mình đã già rồi mà chưa chết cứ sống hoài.”

Tính keo kiệt càng lúc càng làm mờ tâm trí ông phú hộ. Một hôm ông kêu thợ đóng cho cha mình một cái xe đẩy thật đẹp. Ông ngọt ngào nói với cha:

“Cha ơi! hôm nay trời thật đẹp. Con muốn đưa cha vào rừng dạo mát.”

Nói xong, ông phú hộ đặt cha vào chiếc xe và đẩy vào rừng.

Đến rừng, ông phú hộ đưa cha ra khỏi xe và nói:

“Thưa cha, khung cảnh ở đây thật đẹp. Cha hãy đi dạo bất cứ nơi nào cha thích. Con sẽ trở lại rước cha trước khi chiều tối.”

Nói rồi, ông phú hộ bỏ đi về. Trong thâm tâm ông nghĩ rằng:

“Từ nay tới chiều chắc cha mình sẽ không tránh khỏi nanh vuốt của thú dữ trong rừng.”

Nhưng ông phú hộ đâu có biết đứa con trai út mình đã lén đi theo và chứng kiến hết công việc ông đã làm. Đợi cha ra khỏi rừng, cậu bé lôi xe về nhà.

“Tại sao mày mang xe về?”

Cậu bé thưa:

“Sau này ba già, con sẽ hành động giống như ba.”

Nghe con nói, ông phú hộ tỉnh ngộ bèn vội vã trở lại rừng rước cha về phụng thờ.

Like Father Like Son

Formerly in a village lived a man, very rich but known for his miserliness.

His 90-year-old father lived with him. He often complained about having to attend to his father.

During the meal, his father would break dishes. He was too old to hold his bowl of rice firmly in his shaky hands.

Suffering because of the loss, the rich man said to his father:

“You are too old, Daddy. These dishes are too heavy for you. Let me provide you with something less heavy and easier to handle.”

After that, the rich man told his servant to make a bowl out of a coconut shell for his father to eat with. After that, his old father did not break dishes any more, which made him very happy.

The rich man, however, was not completely satisfied. He thought: “Why does my old father keep on living like that?”

His miserliness made him blind to common sense. One day, he had a beautiful cart made and kindly said to his father:

“Daddy, today the weather is so fine. I would like to give you a ride to enjoy the fresh air in the jungle.”

He then put his father in the cart and pushed it into the jungle.

Reaching his destination, the rich man helped his father out of the cart and said:

“Daddy, the scene around here is so beautiful. Go wherever you want to. I’ll return to get you before dusk.”

Having said these words, he left. On the way home, he thought to himself:

“Between now and dusk, my father will surely be killed by wild beasts.”

But he did not know that his youngest son had stealthily followed him to the jungle and watched everything. No sooner had the father left than his son pushed the cart back home. Seeing his son coming, the rich man asked:

“Why did you bring the cart back?”

The boy replied:

“I will wait until you get old and with this cart I am going to do what you did.”

These words made the rich man realize what he had done. He then rushed back to the jungle to bring his old father home and take good care of him.

Con quạ và cây khế

Con quạ và cây khế

Ngày xưa ở một làng quê có vợ chồng một người triệu phú chết đi để lại cho hai người con trai một gia tài kếch sù.

Nhưng hai anh em tính nết trái ngược hẳn nhau. Người anh thì tham lam, người em thì rất hiền lành. Vì vậy khi cha mẹ chết thì người anh dành hết cả gia tài, chỉ để cho người em một cây khế. (một loại cây sai trái, ăn rất ngọt). Hàng ngày người em chỉ lo vun sới, chăm bón cây khế cho tươi tốt với hy vọng sẽ có nhiều trái để bán lấy tiền sinh sống.

Trái lại người anh thì quá sung sướng với của cải của cha mẹ để lại cho nên không phải lo gì cả.

Nhưng rủi thay cho người em, khi cây khế bắt đầu có trái ngọt thì mỗi ngày đều có một con quạ đến đậu trên cây ăn hết trái. Người em buồn rầu quá không biết làm sao bèn đứng dưới cây khế nói với quạ rằng:

“Quạ ơi! Quạ đừng ăn khế của tôi, gia tài của tôi chỉ có một cây khế đó, nếu quạ ăn hết trái thì gia đình tôi sẽ chết đói.”

Quạ nghe xong bèn trả lời rằng:

“Đừng có lo chi. Ăn khế sẽ trả vàng! May túi ba gang đem đi mà đựng.”

Người em nghe xong mừng quá, bèn bảo vợ may túi ba gang. Hôm sau y lời quạ đến một nơi đầy vàng. Người em nhét vàng đầy túi rồi leo lên lưng quạ trở về.

Từ đó người em trở nên giàu có, nhưng vẫn một lòng kính trọng và đối xử tử tế với anh mình.

Một hôm người em bảo vợ làm cơm để đãi vợ chồng người anh. Nhưng khi được mời vợ chồng người anh chê nhà em nghèo không thèm tới. Người em phải hết lời năn nỉ người anh mới chịu đến. Tới nơi thấy nhà cửa của em đã hoàn toàn đồi khác, không còn nghèo khó như xưa nên người anh rất ngạc nhiên, bèn hỏi nguyên do. Người em cũng thiệt tình thuật lại cho anh nghe. Lòng tham lại nồi lên, người anh liền xin đồi cả gia tài của mình để lấy cây khế đó. Người em cũng vui lòng đồi cho anh.

Hàng ngày con quạ vẫn đến ăn khế, người anh cũng nói lại với quạ như người em, và quạ cũng trả lời như vậy, nhưng lòng tham không bao giờ bỏ được nên thay vì may túi ba gang người anh đã may một cái túi thật lớn.

Hôm sau quạ đến chở người anh đi lấy vàng. Sau khi đựng đầy túi vàng rồi, người anh còn nhét vào đầy cả túi quần, túi áo nữa, rồi ngồi lên lưng quạ trở về. Nhưng vì chở nhiều vàng, nặng quá nên khi đi ngang qua biền, quạ rũ cánh xuống vì mỏi nên người anh bị rơi xuống biển chết.

Ở nhà vợ chồng người em chờ mãi không thấy anh về nên hỏi quạ mới hay cớ sự.

The Raven & the Star Fruit Tree

Once upon a time, there was a very rich man who lived in a village. When he died, he left his two sons a huge fortune.

But the two brothers were entirely different. The elder was greedy, but the younger was very kind. So after the parents’ death, the elder claimed all the fortune and left his younger brother only a star fruit tree. (A very productive tree that gives sweet fruit.) The younger brother took good care of his tree, watering it every day and hoping that it would give him a lot of fruit so that he could make a living by selling it.

The elder brother, on the other hand, was so happy with his inheritance that he had nothing to worry about.

Unfortunately for the younger brother, when the fruit was ripe, a raven flew by and stopped in the tree to eat it. He was very sad to see this happen every day, but he did not know what to do. So one day, he decided to stand beneath the tree and speak to the raven:

“Raven, please don’t eat my fruit,” he called. “This fruit tree is my only fortune. If you eat all the fruit, my family will starve.”

“Don’t worry,” the raven answered. “I’ll pay you back in gold. Go and make yourself a bag 60 centimeters long to keep the gold.”

Hearing those words, he was very excited and told his wife to make a bag of 60 centimeters. The next day, the raven came as he had promised. He landed by the gate, let the younger brother sit on his back, and took off for a place filled with gold. There the younger brother filled the bag with gold. Then he flew back home on the raven’s back.

And so he became very rich. But he still loved and respected his elder brother.

So one day he told his wife to prepare a good meal for his brother and his family. But when he invited his brother, the latter refused to come at first. The brother only accepted after he had begged him again and again. When the older brother arrived at his house, he was surprised to see it all changed. It was no longer the poor house that he had seen before. So he asked his younger brother the reason. The latter told him everything that happened. After he heard it all, he offered to trade all his fortune for the fruit-tree. The kind brother gladly accepted the offer.

The raven came as usual. The greedy brother spoke to the raven the same words as his brother, and received the same answer from the raven. But he was so greedy that he got a much larger bag instead of a 60 centimeter bag.

The next day, the raven came to take him to the place of gold. After he had filled the bag, he filled all his pockets, too, before he climbed onto the raven’s back to go home. But the load was so heavy that when they flew over the sea, the raven spread his tired wings and dropped him off into the sea.

His wife and younger brother waited and waited, but did not see him come back. So they decided to ask the raven and learn all the facts.

Bát canh hẹ

Bát canh hẹ

Ngày xưa, có một anh nông dân rất có hiếu với mẹ. Cha mất sớm để lại cho ba mẫu ruộng. Nhờ siêng năng, cần cù năm nào ruộng lúa cũng được mùa.

Trong làng có một tên trọc phú tham lam. Hắn luôn luôn tìm những ruộng đất tốt để mua với giá rẻ.

Chẳng may, ruộng của anh nông dân lọt vào mắt tên phú hộ nọ. Hắn đến làm quen và hăm dọa anh nông dân để mua ruộng với giá thật rẻ.

Anh nông dân nài nỉ: “Thưa ngài, đây là phần đất hương hỏa của cha tôi để lại. Tôi nhờ nó để nuôi mẹ già. Dù nghèo, tôi cũng đành cam chịu chớ không bao giờ dám bán nó cả.”

Tên phú hộ cười thâm hiềm rồi bỏ về. Hắn đã nghĩ ra một kế độc ác để hãm hại người nông dân hiền lành kia.

Đêm hôm đó, tên phú hộ sai gia nhân lén bỏ vào nhà anh nông dân một nén vàng. Rồi hắn lên thưa quan huyện để bắt anh nông dân về tội ăn cắp vàng.

Với bằng cớ hiền nhiên, anh nông dân bị lính bắt giam vào ngục.

Ngày đêm ngồi trong ngục, anh nông dân thương nhớ mẹ khôn nguôi. Chàng lo lắng cho mẹ mình không ai săn sóc.

Một hôm, như thường lệ, lính mang thức ăn vào ngục cho anh nông dân. Bữa cơm hôm ấy gồm ba chén cơm và một bát canh hẹ. Anh nông dân nhìn thấy mâm cơm thì không buồn ăn mà bật khóc nức nở.

Viên cai ngục lấy làm lạ và hỏi:

“Tại sao ngươi không ăn mà khóc?”

Anh nông dân trả lời:

“Thưa ngài, càng nhìn bát canh hẹ, tôi càng thương nhớ mẹ tôi. Tôi nhớ lại những lúc mẹ tôi chẳng quản nhọc nhằn lội ao hái rau hẹ đem về nấu canh. Mẹ tôi vẫn thường thích ăn canh rau hẹ.”

Nghe anh nông phu đối đáp, viên cai ngục nghĩ thầm người nông dân hiếu thảo này không lễ lại gian tham như tên phú hộ đã nói hay sao?

Viên cai ngục bèn đem chuyện ấy lên trình cho Quan Huyện để yêu cầu xét xử công minh.

Bằng sự tra vấn khéo léo, Quan Huyện tìm ra sự thực. Ngài liền ra lệnh cho bắt tên trọc phú độc ác và tha tội cho chàng nông dân.

Chàng nông dân được tha tội, sung sướng trở về làng để sum họp với mẹ già. Từ đó chàng sống một cuộc đời thật êm đẹp cùng với mẹ già.

A Bowl of Leek Soup

Once upon a time, there was a farmer who was very good to his mother. His father died young, leaving behind three acres of land. He worked hard. And as a result, his fields yielded a good crop every year.

In the village lived a greedy rich man. He always looked around for fertile land to buy at a cheap price.

Unfortunately, the farmer’s land was discovered by the rich man. He came and threatened the farmer, trying to force him to sell the land for a very cheap price.

The farmer begged: “Sir, this is the inheritance my father left to me. I till this land to support my old mother. I’d rather stay poor than sell it.”

The rich man left with a tricky smile. He had already thought of a cunning plan to harm the sincere farmer.

That very night, the rich man told his servant to hide a bar of his gold in the poor farmer’s house. He then informed the district chief that the farmer had stolen his gold.

The proof was obvious. The farmer was arrested and put into prison.

Confined in his cell, the farmer missed his mother. He worried about her. Nobody would take care of her.

One day, as usual, a soldier brought him food. The meal consisted of three bowls of rice and a bowl of leek-soup. The farmer looked at the tray of food and burst into tears.

Surprised, the guard asked:

“Why do you cry?”

The farmer replied:

“The more I look at the bowl of leek-soup, the more I miss my mother. I remember the day I jumped down into the pond to gather the leek and prepared soup for my mother. Leek-soup is her favorite food.”

Upon hearing this, the guard thought to himself, such a good person could not be so greedy as the rich man accused.

So he went to the District Chief and asked for another hearing.

The District Chief found out the truth by means of clever questioning. He then had the rich man arrested, and cleared the farmer of the false charge.

The farmer returned home to join his mother. He lived a happy and peaceful life ever after.

Tiếng hát giữa rừng khuya

Tiếng hát giữa rừng khuya

Thuở xưa hai vợ chồng lão tiều phu có hai người con gái đẹp tên Thảo và Hiền. Nhưng trên lưng mỗi người đều có một cái bướu. Tuy đều là con nhưng vợ chồng tiều phu yêu thương Hiền hơn Thảo.

Thảo là đứa con có hiểu yêu mến cha mẹ, gánh vác mọi công việc trong nhà. Tuy vậy, thỉnh thoảng nàng vẫn bị cha mẹ mắng. Ngược lại cô em tuy mang tên Hiền nhưng rất dữ tợn, kiêu căng, gắt gỏng ai cũng ghét.

Một hôm, lão tiều phu bị bệnh. Ông gọi Thảo và Hiền vào bảo:

“Cha mệt lắm. Các con hãy thay cha vào rừng nhặt củi về bán. Nhà hết gạo rồi.“

Lão tiều phu dứt lời, Hiền la lên:

“Con đẹp thế này mà đi nhặt củi sao?”

Thảo nhỏ nhẹ thưa:

“Thưa cha, để em nó ở nhà săn sóc cha! Con có thể nhặt củi một mình.”

Lão tiều phu gật đầu bảo:

“Được, con giúp cha một buổi.”

Đêm qua gió to làm gãy nhiều cành cây khô. Thảo mải mê nhặt củi. Vừa nhặt, nàng vừa tưởng tượng ra nét mặt cha, và cảm thấy hăng hái hơn.

Trời tối, Thảo quên đường ra. Nàng đi sâu mãi vào rừng.

Chợt thất đằng xa ánh lửa lập lòe, một bọn người đeo cung tên mặt mày như quỉ sứ nắm tay nhau ca hát man rợ. Thảo sợ quá núp vào bụi cây, nhưng một tên trong bọn thấy, liền chạy đến kéo Thảo ra.

Cô bé sợ hãi xin tha, tên quỉ sứ nói:

“Ta sẽ tha nếu cô bé hát cho chúng ta nghe.”

Nhờ giọng ca thiên phú, tiếng hát Thảo cao vút tan dần vào khoảng không. Giọng nàng lúc bồng, lúc trầm khiến bọn quỉ say sưa. Tiếng hát dứt bọn quỉ như còn quyến luyến.

Tên quỉ sứ giữ lời hứa bảo:

“Ta sẽ đưa cô bé ra khỏi rừng, nhưng nàng hãy hứa là sẽ trở lại đây hát cho chúng ta nghe. Để làm tin, ta giữ cục bướu trên lưng cô.”

Dứt lời tên quỉ sứ lấy cục bướu giao cho một tên khác cất đi.

Khi Thảo về tới nhà, vợ chồng lão tiều phu mừng rỡ thấy con hết tàn tật. Sau khi nghe Thảo thuật lại truyện này, Hiền liền xin cha mẹ vào rừng gặp bọn quỉ sứ.

Hiền đi lang thang trong rừng. Đến khi trời sầm tối Hiền vẫn chưa gặp bọn quỉ sứ. Nhưng khi trăng bắt đầu lên, ánh lửa và tiếng nhạc trồi dậy, Hiền bèn đi về hướng đó.

Nhìn thấy Hiền bọn quỉ tưởng là Thảo, chúng reo lên:

“Hãy lôi cô bé vào và bắt hát đi.”

Hiền cất tiếng hát. Giọng chua như dấm và the thé. Bọn quỉ la ó tức giận, một tên chạy vào lấy cục bướu đặt lên lưng Hiền và đuổi ra khỏi rừng. Hiền buồn bã về nhà với hai cục bướu trên lưng.

A Singing Voice in the Jungle

In the old days, there lived an old woodcutter and his wife. They had two young daughters named Thảo and Hiền. They were beautiful, but both were humpbacked. For no reason the wood- cutter loved Hiền more than Thảo.

Thảo was an obedient girl. She loved her parents and did all the chores at home. Still, she was sometimes scolded by her parents. On the contrary, although ‘Hiền’ meant ‘kind,’ she was so cruel, so vain, and irritable. Everybody hated her.

One day, the woodcutter fell sick. He called Hiền and Thảo, saying:

“I am so tired. Go into the jungle and gather dry twigs for me. We can exchange firewood for rice. We are short of rice now.”

At these words, Hiền shouted:

“Is it fair that a girl as beautiful as I must gather wood in the jungle?”

Thảo said in a soft voice:

“Daddy, let her stay home and take care of you. I can go by myself.”

The old woodcutter nodded his head, saying:

“Good! You can take my place, today.”

The strong wind had blown off many dry twigs the previous night. Thảo was absorbed in picking them up. While gathering wood, she imagined her father’s happy face and felt more eager to work. She went deeper and deeper into the jungle, and forgot the time to come home.

Suddenly, she saw a flame flickering in the distance. A group of bowmen as ugly as devils were dancing and singing wildly, hand in hand, around the fire. Thảo became scared and hid herself behind a bush. But one of them saw her. He rushed to the bush and pulled her out.

The poor frightened girl begged to be released. But he said:

“If you sing to us, we will release you.”

Thảo was gifted with singing. Her pure and melodious voice echoed in the jungle, charming the brutal bowmen. They were carried away by her voice.

Keeping his promise, the bowman said:

“I will help you out of the jungle. But promise to come back to sing to us again. I must keep that hump from your back for proof.”

He then removed the hump from her back and handed it to his comrade.

The woodcutter and his wife were so happy to see their daughter coming home without a hump on her back. After hearing the story, Hiền volunteered to go into the jungle to meet the bowmen.

She wandered in the jungle until dark. The bowmen were still nowhere to be seen. But when the moon rose, the fire and music rose, also. Hiền walked toward that direction.

Mistaking Hiền for Thảo, they yelled happily:

“Let’s bring the girl here and force her to sing now.”

Hiền started singing. Her voice was so harsh, so unpleasant. The cruel bowmen yelled angrily. One of them took Thảo’s hump and put it on her back. After that, they chased her away. Hiền sadly went home with two humps on her back.

Sơn Tinh – Thủy Tinh

Sơn Tinh – Thủy Tinh

Đời vua Hùng Vương thứ 18, trong nước dân chúng sống trong cảnh an lạc, thái bình. Vua Hùng Vương có một công chúa rất đẹp, tên là Mỵ Nương.

Sắc đẹp của công chúa Mỵ Nương vang khắp trong nước đã làm cho rất nhiều chàng trai hâm mộ và ước ao được là phò mã tương lai. Trong đó có hai chàng có quyền lực nhiều nhất và tương tự nhiều nhất mong được lấy công chúa, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Sơn Tinh là thần núi, ngự trị các vùng núi. Sơn Tinh rất đẹp trai, có nhiều châu báu, hùng mạnh và trầm tĩnh.

Thủy Tinh là vị thần nước, ngự trị các sông và biền. Thủy Tinh cũng rất đẹp trai, cũng có nhiều châu báu, cũng hùng mạnh, nhưng tính tình nóng nảy.

Ngày kia, công chúa Mỵ Nương đến tuổi cập kê, vua cha bèn mở cuộc thi tuyền, để chọn phò mã có tài, có đức.

Tin tức được loan truyền đi khắp trong nước. Biết bao thanh niên văn võ các nơi đồ về kinh đô ước mong trổ tài để chiếm giải đầu, đẹp duyên cùng công chúa Mỵ Nương.

Trong cuộc thi tài ấy, có rất nhiều nhân tài tranh dự, nhưng sau cùng chỉ có hai người đồng sức, đồng tài là Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Vua Hùng Vương lấy làm khó nghĩ, sau cùng vua phán rằng:

“Vào sáng mai, ai mang sính lễ đến sớm, sẽ cưới được công chúa. Cả hai bèn vâng lệnh và ra về, với hy vọng sẽ được sánh duyên cùng công chúa.

Sau khi về, Sơn Tinh chuẩn bị quân lính và đồ châu báu mang lại triều đình dâng cho vua để làm vật sính lễ.

Thủy Tinh thấy thời gian còn dài bèn mở tiệc ăn uống linh đình, thâu đêm suốt sáng mới bắt đầu nghĩ đến ước hẹn cầu hôn.

Sáng hôm sau, Sơn Tinh y hẹn đem đồ sính lễ đến triều đình, được vua Hùng Vương đẹp lòng gả công chúa Mỵ Nương, công chúa sánh vai cùng Sơn Tinh về núi.

Sau khi Sơn Tinh đi rồi, Thủy Tinh mới đến. Thủy Tinh được vua cho biết Sơn Tinh đến trước và đã được vua nhận lời gả con gái cho Sơn Tinh rồi.

Nghe vua Hùng Vương nói thế, Thủy Tinh buồn rầu và tức giận Sơn Tinh.

Thủy Tinh quyết tâm chiếm lại công chúa cho kỳ được.

Thủy Tinh bèn tụ tập binh tôm, tướng cá, Thủy Tinh dâng nước lên cao, với nhiều bão tổ và sấm sét làm chìm đắm giang sơn của Sơn Tinh.

Ngược lại, để cứu mạng sống của công chúa, Sơn Tinh dâng núi cao lên hết sức của mình. Cuộc tranh chiến ác liệt tiếp diễn nhiều ngày, nhưng hai bên đều không phân thắng bại. Thủy Tinh vì mệt mỏi phải tạm rút quân về biển cả, nhưng vẫn quyết không bỏ cuộc. Vì thế, hàng năm, Thủy Tinh lại gây chiến một lần chống lại Sơn Tinh.

Mỗi khi có chiến tranh, nhân dân thống khổ vì nhiều người chết, vì nhà cửa và mùa màng bị tàn phá.

Từ câu chuyên Sơn Tinh, Thủy Tinh này, người dân Việt Nam thường cho rằng những vụ lụt lội, phá hoại mùa màng vào tháng bảy, tháng tám hàng năm là do hậu quả của việc tranh hùng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh vậy.

The Spirit of the Mountain & the Spirit of the Sea

Thousands of years ago, under the Dynasty of Hùng Vương XVIII, all people were living in peace and prosperity. Emperor Hùng Vương had a beautiful daughter whose name was Mỵ Nương.

The beauty of the princess became so well-known that several suitors wished to become prince consort. Among the suitors were the Spirit of the Mountain and the Spirit of the Sea.

The Spirit of the Mountain reigned over the mountains. He was handsome, very rich, very powerful, and quiet.

The Spirit of the Sea reigned over the seas. He was also handsome, very rich, very powerful, but had a hot temper.

One day, when the princess came of age, the Emperor wanted to select a good prince consort for the princess.

As soon as the news of the selection spread over the country, several suitors presented themselves to the court in the hope of being chosen.

However, there remained only two suitors who had equal talents and qualifications. They were the Spirit of the Mountain and the Spirit of the Sea.

The Emperor was so puzzled that he did not know which of them to select. After a moment of reflection, he decided:

“Early tomorrow, whoever of you comes first will be given the hand of the princess.”

Both withdrew from the court with the hope of marrying the beautiful princess.

Back at the mountain, his homeland, the Spirit of the Mountain collected all his jewelry and riches to bring back to the court to offer the Emperor a present for his marriage.

The Spirit of the Sea also collected all the precious jewelry and the riches of the sea. The Spirit of the Sea was so confident of himself that he offered a copious banquet the night before he went back to the court.

In the early morning of the following day, the Spirit of the Mountain presented himself first at the court with all his jewelry. The Emperor was very satisfied and gave consent to the Spirit of the Mountain to marry his daughter.

As soon as the Spirit of the Mountain left the court with his princess, the Spirit of the Sea arrived. He was informed that the Spirit of the Mountain, who came first, had married the princess.

At this news, the Spirit of the Sea looked sad and became very angry.

He decided to make war and take the princess for himself.

The Spirit of the Sea mobilized all the forces of the sea and started a war against the Spirit of the Mountain. He raised the level of the sea, and caused storms and thunder with the aim of destroying the Spirit of the Mountain’s land.

On the other hand, to save the princess’ life, the Spirit of the Mountain also raised the mountain level as high as he could. The war between the two spirits lasted for days and there was not a winner on either side. Tired of the war, the Spirit of the Sea had to withdraw temporarily, but decided not to give up. So every year, he started the war again against the Spirit of the Mountain.

Every time the war came, people suffered from the loss of lives and the ruin of property and crops.

Since then, the Vietnamese have believed that the storms and floods that happen every year in the months of July and August are the result of the battle between the two spirits.

Vạc bán ruộng

Vạc bán ruộng

Ngày xửa, ngày xưa, xưa thật là xưa, con Cò, con Vạc, con Nông là anh em cùng nhà, cùng tổ tiên.

Ông tổ nhà Cò, sau khi chết, để lại nhiều ruộng vườn của cải. Con Nông có tài buôn bán, xin hai anh vàng bạc châu báu đi lập nghiệp phương xa. Con cò và Vạc theo gương ông cha, ở lại quê nhà vui sống, chăm lo ruộng đồng.

Nhà Cò, nhà Vạc càng ngày càng đông con nhiều cháu. Nhà Cò chăm lo công việc. Ngày ngày, cả nhà Cò thức giậy từ sớm, cùng nhau ra ruộng kiếm cá mò tôm. Nhờ trời mưa thuận gió hòa, nhà Cò có của ăn, của để, trở nên giàu có.

Trái lại, nhà Vạc lười biếng, chỉ thích ăn không ngồi rồi. Ăn hôm nay, không nghĩ đến ngày mai. Suốt ngày rủ nhau đi chơi đây đó. Gia cảnh mỗi ngày mỗi nghèo.

Cho đến một ngày nọ, vợ chồng Vạc đến nhà anh Cò với văn tự ruộng trong tay:

“Thưa anh, năm nay hạn hán mất mùa, để có tiền nuôi đàn Vạc con, mong anh chị mua dùm em vài mẫu ruộng. Em nghĩ rằng bán ruộng cho anh là người nhà còn hơn bán cho người ngoài.”

Cò vui vẻ đáp lại:

“Nếu em cần tiền, anh sẵn sàng cho em vay để làm vốn. Em không nên bán ruộng, vì đó là sản nghiệp của ông cha ta bao nhiêu năm nhọc nhằn gầy dựng.”

Vạc, vốn sẵn tính lười, chán nản khi nghĩ đến việc phải đầu tắt mặt tối kiếm từng con cá, nhặt từng con tôm. Vạc chỉ thích ngắm trời nhìn mây, nay đây mai đó. Vạc cố năn nỉ anh để bán ruộng. Cuối cùng, chiều ý em, Cò mua ruộng của Vạc.

Ruộng vườn nhà Vạc ngày càng ít đi, rồi tất cả gia sản của Vạc đều về hết tay Cò. Văn tự bán ruộng của Vạc được mang lên tận thiên đình xác nhận.

Vốn tính cần thận, sợ sau này Vạc nghèo túng, làm càn, sinh sự không hay, Cò luôn luôn mang văn tự bên mình.

Bao đời trôi qua, đến bây giờ nhà Cò, với bộ lông trắng toát, vẫn có một đám lông nhỏ hình vuông, màu vàng ở bên hông. Tục truyền rằng đám lông vàng trên là văn tự bán ruộng của Vạc.

Hết nơi mò tôm, bắt cá, đêm đêm nhà Vạc lén bay ra ruộng để kiếm ăn. Không bao giờ Vạc đi kiếm ăn ban ngày vì sợ anh Cò bắt gặp rồi trình Ngọc Hoàng trị tội.

Story of the Heron & the Night Bird

Long, long ago, the Heron, the Night Bird, and the Pelican were sons of the same father.

Much property including gold, silver, and many pieces of land were left for them after their father’s death. The Pelican was skillful in trading. He asked the other two to give him his share in gold and silver to go away for his business. The Heron and the Night Bird stayed home to farm, continuing their father’s career.

The families of the Heron and the Night Bird grew bigger and bigger. The Heron worked hard. Every day he got up early and went to the flooded rice field to catch fish and shrimp. He tried to save something for a rainy day. Soon his family became more and more prosperous.

On the contrary, the Night Bird was very lazy. He never worried about the future. All day long he traveled around. So his family was soon in a bad way.

One day, the Night Bird and his wife came to see the Heron to sell some pieces of land. The Night Bird held out a map of his land and said:

“Brother, will you buy some pieces of my land? I lost my crop this year and need money to feed my children. I think it is much better to sell my land to you than anyone else.”

“If your are in need,” the Heron happily replied;

“I am ready to lend you some things. You need not sell your land, since that is the property our father has owned for years.”

The Night Bird was lazy by nature. He was tired even at the thought of having to catch fish and shrimp in the rice fields day by day. He preferred enjoying nature to doing farming. So he insisted that the Heron buy all his land. To please his brother, the Heron finally bought the land.

The Night Bird had to sell all his property one piece after another, and soon they all belonged to the Heron. Every title of their real estate was sent to the gods for registration.

Since he was very careful and afraid that trouble would come between him and the Night Bird, the Heron always carried the title with him.

After many generations, the Heron with feathers as white as snow still has a small, square, yellow spot under his wings. It is told that the yellow spot in the Heron’s feathers is the title between him and the Night Bird.

And the Night Bird has to fly to the Heron’s fields secretly to look for food at night. He never catches prey in the day to avoid being caught violating the contract with the Heron.

Quả dưa hấu

Quả dưa hấu

Ngày xưa, có vị Hoàng Tử tên là An-Tiêm, người con thứ sáu của vua Hùng Vương. Cãi lệnh vua cha bị đày ra hoang đảo.

An-Tiêm phải tự làm lều để ở, đào giếng lấy nước uống, câu cá và săn thú làm thức ăn.

Một hôm, ông tìm thấy một loại trái cây lớn bằng trái banh, màu xanh, ông bèn bổ ra xem thì trong lại màu đỏ.

Nhưng ông không dám ăn vì sợ trái độc. Ngày tháng qua mùa nắng đến, trời nắng gắt cây cổ khô khan, giếng không còn nước. Một hôm An-Tiêm mệt lả người vì khát, ông liền ăn thử loại trái cây ngoài xanh trong đỏ.

Trái cây ấy rất ngon và ngọt và ông không còn lo khát nữa. Từ đó An-Tiêm cố công vun đất trồng xung quanh nhà, chẳng bao lâu trái xanh đầy cả đảo hoang.

An-Tiêm khắc tên mình và đảo hoang trên trái cây rồi đem thả xuống biển. Dần dần những người đi biền tìm thấy những trái lạ có tên An-Tiêm trôi lênh đênh trên biển. Họ ăn trái đó và thấy ngọt dịu lại cảm thấy không còn khát nước trong khi trời nóng nực. Họ bèn đặt tên cho trái cây đặc biệt đó là trái dưa hấu.

Chẳng bao lâu tin trái dưa hấu lan dần vào đất liền, các thuyền buôn bán tìm đến hoang đảo. Biển hoang đảo thành hải đảo thương mại.

Hải đảo bây giờ đông dân cư và thuyền bè qua lại. An-Tiêm liền giúp những người nào muốn lên đảo lập nghiệp. Tin ấy đồn đến tai vua cha.

Vua Hùng Vương lấy làm hãnh diện có một đứa con đầy lòng can đảm và nghị lực vượt qua cả những trở ngại, không nhờ vả một người khác. Vua liền truyền quân lính đi gọi con về. An-Tiêm đem theo những trái dưa hấu về biểu cha.

Ông được vua cha truyền ngôi vua. An-Tiêm là vua Hùng Vương thứ sáu.

Từ đó dưa hấu tượng trưng cho sự may mắn nên người ta thường dùng dưa hấu làm quà biểu nhân dịp xuân về.

Watermelon

Once upon a time, the sixth son of King Hùng Vương named An-Tiêm disobeyed the King’s order and was exiled to a deserted island.

The Prince had to build his own shelter, dig a well for water, and fish and hunt animals for food.

One day, he found a green fruit as big and round as a ball. He split the fruit into halves and found the inside of the fruit red.

He dared not eat it because he was afraid it was poisonous. Days passed and the dry and sunny season came. It was so hot that all the plants were dry and the well had no water left. One day, An-Tiêm was so tired and thirsty that he tasted the fruit.

He found out that it tasted delicious and quenched his thirst. He tried to grow the plant around his house then. Soon the whole island was covered with the green fruit.

An-Tiêm carved the island’s name and his own on some of the fruit and threw them into the sea. Later, seamen found the strange fruit with An-Tiêm’s name floating in the sea.

Soon, words about the fruit reached the continent and many merchants tried to find the way to the island. This then turned the deserted island into a busy island.

The island was now crowded. Many boats came and went. An-Tiêm helped anyone who wanted to settle on the island. Soon, news about that reached the King.

King Hùng Vương was very proud of having a son who was brave and strong enough to overcome difficulties without anyone’s help. An-Tiêm was immediately summoned back to the court. He brought his fruit with him to offer the King, his father.

The King gave him his crown and An-Tiêm became King Hùng Vương VI.

Since then, the fruit which was called “water melon” has become the symbol of luck, and people often offer it to relatives and friends as a New Year present.